Mỗi một màu sơn tường nhà đều có một ưu nhược điểm khác nhau, ở chúng có một phong cách và vẻ đẹp phù hợp với từng sở thích của từng người. Nếu biết lựa chọn sơn tường nhà hợp lý thì nhìn không gian căn hộ sẽ đẹp và tinh tế hơn. Bài viết dưới đây xin giới thiệu với mọi người một chút về cách chọn sơn tường nhà theo các phong cách và lựa chọn khác nhau.
Khác với những giai đoạn thiết kế, thi công trước, có tính chuyên môn cao, những quy trình đòi hỏi yếu tố kỹ thuật mà chủ nhà có thể không nắm được, thì công đoạn sơn tường là rất dễ, bởi ai cũng có thể nhìn thấy, nhận thấy sự việc, sự vật cụ thể.
Màu sơn nào cho tường?
Khác với những giai đoạn thiết kế – thi công trước, có tính chuyên môn cao, những quy trình đòi hỏi yếu tố kỹ thuật mà chủ nhà có thể không nắm được, thì công đoạn sơn tường là rất dễ, bởi ai cũng có thể nhìn thấy, nhận thấy sự việc, sự vật cụ thể. Màu sắc là thứ trực quan nên chủ nhà thường muốn tham gia vào quá trình chọn lựa và quyết định màu sắc, nếu không muốn nói là “qua mặt” kiến trúc sư để giành phần đó cho mình. Sự lựa chọn này vừa bắt nguồn từ tâm lý sử dụng lẫn tâm lý tiêu dùng. Và vì vậy, không có gì khó hiểu khi các chủ nhà dễ nghe một anh bán sơn hơn là nghe kiến trúc sư trong việc lựa chọn màu cho tường.
Thông thường, màu sắc của ngôi nhà (cả nội thất và ngoại thất) đã được các nhà thiết kế định hình cơ bản từ ban đầu, bởi nó liên quan tới nhiều yếu tố khác như đường nét kiến trúc, các loại vật liệu không sơn khác có thể có màu cố định (như đá màu đen, cửa nhựa màu trắng, inox màu ánh kim, gạch gốm màu đỏ nâu, cây xanh…). Và màu sắc đó cũng thường được thể hiện trong phối cảnh (bản vẽ 3D) hồ sơ thiết kế sơ bộ và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
Tuy vậy, từ khi khởi công công trình đến giai đoạn sơn hoàn thiện, các chủ nhà thường xa rời phối cảnh ban đầu mà chính họ đã gật gù ưng ý. Họ thích tự lựa chọn, muốn chính mình làm công việc này, đó cũng là cách khẳng định vai trò của mình trong việc xây dựng ngôi nhà. Thông tin về lĩnh vực này thì rất sẵn và có rất nhiều thứ để tham khảo.
Một kiến trúc sư kể chuyện rằng anh mới đi kiểm tra công trình – là một căn hộ chung cư do anh thiết kế đang hoàn thiện nội thất; tiện thể ghé sang căn hộ bên cạnh tham quan vì bên đó cũng đang thi công. Sau màn chào hỏi giới thiệu chủ nhà bên đó cũng sang căn hộ anh phụ trách để tham quan ngược lại. Chủ nhà hàng xóm cứ thích mê một cái màu anh sử dụng trong nhà, và cầm bảng màu của mình (do hãng sơn cung cấp) so sánh với màu thích kia, và cố tìm cho được màu tương ứng (để lấy mã). Xong rồi về nhà mình, quay lại hỏi nhau rằng: Thế nếu dùng màu này thì sơn ở chỗ nào???
Mỗi người có một ý thích, quan niệm khác nhau về màu sắc, về thẩm mỹ. Nhưng một ngôi nhà, một công trình phải là một thể thống nhất, chứ không phải một bảng màu hỗn độn. Chọn màu nào trong một… rừng màu? Chọn màu, tưởng dễ mà chẳng dễ chút nào!
Mệt với màu sơn nước tường
Mệt là mệt thật, mệt rất nhiều kiểu. Cả chủ nhà, cả kiến trúc sư và cả người bán hàng lẫn thợ đều than thở như vậy. Mỗi người mệt một kiểu riêng. Với kiến trúc sư, màu tường, màu sơn đã phải nghiên cứu trong thiết kế sơ bộ ban đầu. Nhiều khi phương án chưa “chốt” được, phối cảnh chưa hoàn thiện chỉ vì cái màu. Chủ nhà xem bản in, xem 3D trên máy tính, yêu cầu thay đổi màu nọ màu kia xem cho đã mắt. Về cơ bản, màu sơn không ảnh hưởng đến thiết kế công năng và không gian, nên kiến trúc sư và cộng sự thường chiều khách hàng, để cho nhanh qua bước này, chuyển sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công.
Tuy vậy, chủ nhà lại cứ hay nấn ná ở bước này để ngắm nhìn ngôi nhà tương lai của mình. Kiến trúc sư càng chiều khách thì chủ nhà càng đòi hỏi. Kết cục có thể có rất nhiều phương án màu, rồi lại mất công xem xét, so sánh, mang đi hỏi ý kiến người nọ, người kia. Rất… mệt!
Trong nhà thì lại có nhiều thành viên, mỗi người một ý kiến, quan điểm khác nhau. Cũng… rất mệt!
Lại nữa, chuyện… phong thuỷ ngũ hành. Nhiều chủ nhà yêu cầu, đòi hỏi kiến trúc sư phải làm theo đúng màu này màu kia vì lý do trên, mà thực tế về mặt màu sắc, hòa sắc, thẩm mỹ nó rất có vấn đề. Cần phải hiểu màu sắc trên cơ sở ngũ hành có tính tượng trưng và tương đối, chứ không phải cứ thuỷ là màu đen, hoả là màu đỏ, mộc là xanh lá cây…
Chọn màu cho tường là rất mệt. Nhiều người đã than vậy. Nếu ai không tin cứ xoè quạt sơn (palette) mà xem, hoa mắt ngay. Thế nên nhiều nguời có kinh nghiệm bảo rằng: cứ định trước, tưởng tượng trước trong đầu, mở bảng màu ra tìm thấy màu ưng là… “OK” luôn, thật nhanh gọn, chớ có xem nhiều!
Màu sắc trên bảng màu không bao giờ giống như sơn trên thực tế, và thông thường là… xấu hơn và làm các chủ nhà thất vọng. Nhìn một mảng màu in nhỏ bé (trên bảng màu, quạt sơn) khác nhiều với sơn trên diện tường lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chất lượng bề mặt, ánh sáng, các vật liệu khác liên quan. Chính vì vậy nhiều khi sơn lên rồi, ngắm nghía thấy không ưng lại đổi màu. Việc chủ nhà muốn chọn màu sơn cũng là bình thường. Song, chủ nhà chỉ nên đưa ra những ý muốn, nguyện vọng cho người làm chuyên môn; ví dụ như muốn dùng màu chính là màu gì, muốn màu sơn nóng hay lạnh, cho cảm giác nhẹ nhàng hay sống động…; từ đó kiến trúc sư sẽ căn cứ để đưa ra những bảng màu, hoà sắc phù hợp.
Chọn màu sơn tường nhà phù hợp
Khi lựa chọn màu sơn cho nhà ở, nhiều gia chủ vẫn thường băn khoăn giữa việc nên chọn màu sắc phù hợp với mệnh, theo hướng công trình hay theo hướng khí hậu.
Điều đó gây khó khăn cho việc sử dụng sơn màu phù hợp cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, mỗi cách lựa chọn có một ưu điểm riêng, sẽ giúp không gian sống hài hòa, cân bằng ánh sáng và tạo cảm giác dễ chịu cho các thành viên trong gia đình.
1. Chọn màu sắc theo mệnh:
Nhà của người mệnh Kim
Theo quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc có những cách dùng màu sắc dưới đây:
– Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng màu trắng, màu vàng hoặc nặng về màu vàng (Thổ sinh Kim);
– Gia chủ mệnh Thủy dùng màu đen, xanh lam là màu của bản mệnh hay màu trắng theo quy luật Kim sinh Thủy;
– Gia chủ mệnh Thổ nên dùng màu hồng, đỏ (Hỏa sinh Thổ) hoặc màu nâu đất, vàng đất, xám;
– Gia chủ mệnh Hỏa dùng màu xanh (Mộc sinh Hỏa) hoặc màu đỏ, hồng, cam;
– Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng màu xanh, màu đen (Thủy sinh Mộc).
2. Chọn màu theo hướng công trình:
Màu sắc cho nhà hướng Tây
Theo nguyên lý Ngũ hành, màu sắc của mỗi hướng ứng với mỗi hành như sau: Màu trắng thuộc hành Kim (hướng Tây); Màu xanh thuộc hành Mộc (hướng Đông); Màu xanh dương và xám thuộc Thủy (hướng Bắc); Màu đỏ thuộc hành Hỏa (hướng Nam); Màu vàng thuộc hành Thổ (Trung cung).
3. Chọn màu theo hướng khí hậu:
Nhà theo hướng chính Tây, Tây Bắc, thời gian ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà nhiều nhất, ưu điểm là tận dụng được tốt nguồn sáng tự nhiên, tuy nhiên điểm hạn chế là chúng gây cảm giác nóng nực, khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt là vào mùa hè. Bởi vậy nhà hướng này nên nên chọn màu lạnh, trung hòa như xanh da trời, lá cây, trắng, sữa….
Nhà hướng Nam, Đông Nam và Tây Nam là những hướng tốt bởi có nguồn sáng ổn định, đón gió tốt và không khí ấm áp nên có thể phối màu hợp với từng không gian sử dụng hoặc theo sở thích của chủ nhân ngôi nhà.
Màu nóng cho nhà hướng Đông Bắc
Nhà hướng Đông Bắc nên sử dụng màu nóng vì vào mùa đông sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào nhà, gây cảm giác lạnh lẽo, trống trải. Hướng Bắc nhận được ít ánh sáng nên dùng màu sáng sẽ giúp không gian rộng và sáng sủa hơn.
Màu sơn tường “bật mí” gì về bạn?
Bạn có biết, màu sơn phòng cũng nói lên một phần tính cách? Bạn yêu thích gam màu nào: màu nóng, màu lạnh, màu đá quý bí ẩn, hay gam trung tính cổ điển?
Bạn chọn phối màu nhẹ nhàng, ấm cúng
Lựa chọn các gam màu gợi cảm giác ấm áp như vàng, cam, hồng cam, hồng đào, bạn là người hết sức thân thiện và vui vẻ. “Những người thích sử dụng tông màu ấm cho ngôi nhà thường là những người cởi mở và tận tình” – theo Eiseman. Các gam màu ấm tạo cảm giác không gian thu lại hẹp hơn, từ đó khiến bạn cảm thấy ấm cúng hơn.
Sự sáng sủa và rực rỡ của các gam màu nóng cũng gợi lên cảm giác tràn đầy năng lượng, thúc đẩy việc giao tiếp, và kích thích ngon miệng. Tuy nhiên, một nhược điểm mà gam màu ấm có thể mang lại cho căn nhà của bạn là cảm giác bí bách, có phần nóng bức trong mùa hè. Hãy “giảm nhiệt” cho căn phòng bằng cách kết hợp các gam màu lạnh như xám, trắng, xanh xám và đừng sử dụng cùng lúc quá nhiều mảng màu nóng trong cùng một không gian.
“Cách chọn sử dụng màu của chúng ta thường bị tác động bởi môi trường sống xung quanh”, theo Eiseman. Bởi thế, màu phòng ở sẽ nói lên rất nhiều sự thật về bạn. Theo các nghiên cứu, những người thích sử dụng các gam màu lạnh nhẹ nhàng như màu xanh ngọc, tím nhạt, xanh da trời, xanh biển nhạt,… thường có xu hướng là những người điềm tĩnh, ít nói và dịu dàng. Và bởi các gam màu lạnh, trầm thường ít khi tạo cảm giác mãnh liệt hay gây ấn tượng như các màu nóng, chúng dễ khiến người đối diện có cảm giác dịu mắt và hài hòa.
Nếu bạn đặc biệt ưa thích phối màu sơn nước nhà cửa với các sắc độ xanh da trời, bạn có xu hướng muốn biến căn nhà của mình thành một ốc đảo, một trốn nghỉ ngơi thư thái nhất giữa thế giới xô bồ. Bạn còn có vẻ là người hơi hướng nội. Để tránh cho gam màu xanh gây nên cảm giác lạnh lẽo, hãy cân bằng với chút màu vàng, cảm, nâu, đỏ trên nội thất và các món đồ trang trí.
Bạn luôn bị thu hút bởi màu của các loại đá quý
Những màu sắc gợi lên cảm giác xa hoa như thể chúng được mang về từ thảm đỏ Hollywood, với các sắc độ gắn liền với các loại đá quý: hồng ngọc, đá mắt mèo, saphia, ngọc lục bảo. Nếu chọn chúng, bạn cho thấy mình là người sống hướng ngoại, tự tin, và rất sáng tạo. “Những người chọn tông màu đá quý cho căn nhà thường muốn tìm tới niềm cảm hứng khơi gợi từ không gian sống và luôn khao khát những ý tưởng mới mẻ thú vị” – theo nhà thiết kế Ashcraft.
Cách phối màu sáng tạo này còn tỏ ra rất hữu hiệu trong việc che đi các khuyết điểm của căn phòng: chúng khiến một không gian chẳng có gì đặc biệt về thiết kế trở nên huyền bí, quyến rũ, thu hẹp khoảng không quá rộng và tạo vẻ ấm cúng vừa đủ cho những căn phòng hẹp.
Nếu bạn sơn màu xanh navy đậm (màu đá sapphire) cho gian phòng tắm nhỏ hẹp, nó sẽ khiến căn phòng trông tối tăm, chật chội. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp ở những không gian rộng hơn và với các gam màu sáng tạo điểm nhấn, bạn sẽ tạo được hiệu ứng mong muốn. Màu đá quý phối rất ăn ý với các gam màu trung tính và những màu có cùng độ đậm nhạt với nó. Nếu bạn yêu thích nhưng chưa dám chọn gam màu này cho căn nhà, hãy bắt đầu với những khoảng không gian bạn ít dùng tới hơn cả, chẳng hạn hành lang, phòng đọc sách, phòng ăn.
Bạn ưa thích gam màu trung tính
Màu xám, trắng, màu xi măng, nâu, be, ngà mang tới cho ngôi nhà của bạn vẻ ngoài cổ điển và có phần khô khan. Nếu những gam màu này thu hút bạn, bạn có vẻ là người khá góc cạnh, sống thực tế, và không mặn mà gì với chuyện sửa sang nhà cửa thường xuyên bởi bạn cảm thấy quá mệt mỏi với các mảng màu. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể là người dùng tinh tế, muốn thể hiện cá tính và làm nổi bật màu sắc sặc sỡ của vật dụng và đồ trang trí trong nhà.
Trong trường hợp đúng là bạn không lấy gì làm thích thú với việc sử dụng màu sắc, bạn vẫn có thế cân bằng và tránh được cảm giác nhàm chán, lạnh lẽo, có phần tang tóc cho ngôi nhà bằng cách kết hợp khéo léo các mảng màu sáng tối và các vật liệu có bề mặt tương phản, chẳng hạn rèm voan với tường sơn nhẵn, gối nỉ sần, lọ hoa thủy tinh họa tiết nổi, gương treo tường,… Sự tương phản hài hòa này sẽ khiến căn nhà trông không đơn điệu.
Với những chia sẻ trên, hy vọng chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn lựa chọn được những tấm thảm trải sàn phù hợp với thiết kế nội thất, vị trí cũng như sở thích của mình để có được một không gian nhà hoàn hảo.
Khác với những giai đoạn thiết kế, thi công trước, có tính chuyên môn cao, những quy trình đòi hỏi yếu tố kỹ thuật mà chủ nhà có thể không nắm được, thì công đoạn sơn tường là rất dễ, bởi ai cũng có thể nhìn thấy, nhận thấy sự việc, sự vật cụ thể.
Màu sơn nào cho tường?
Khác với những giai đoạn thiết kế – thi công trước, có tính chuyên môn cao, những quy trình đòi hỏi yếu tố kỹ thuật mà chủ nhà có thể không nắm được, thì công đoạn sơn tường là rất dễ, bởi ai cũng có thể nhìn thấy, nhận thấy sự việc, sự vật cụ thể. Màu sắc là thứ trực quan nên chủ nhà thường muốn tham gia vào quá trình chọn lựa và quyết định màu sắc, nếu không muốn nói là “qua mặt” kiến trúc sư để giành phần đó cho mình. Sự lựa chọn này vừa bắt nguồn từ tâm lý sử dụng lẫn tâm lý tiêu dùng. Và vì vậy, không có gì khó hiểu khi các chủ nhà dễ nghe một anh bán sơn hơn là nghe kiến trúc sư trong việc lựa chọn màu cho tường.
Thông thường, màu sắc của ngôi nhà (cả nội thất và ngoại thất) đã được các nhà thiết kế định hình cơ bản từ ban đầu, bởi nó liên quan tới nhiều yếu tố khác như đường nét kiến trúc, các loại vật liệu không sơn khác có thể có màu cố định (như đá màu đen, cửa nhựa màu trắng, inox màu ánh kim, gạch gốm màu đỏ nâu, cây xanh…). Và màu sắc đó cũng thường được thể hiện trong phối cảnh (bản vẽ 3D) hồ sơ thiết kế sơ bộ và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
Tuy vậy, từ khi khởi công công trình đến giai đoạn sơn hoàn thiện, các chủ nhà thường xa rời phối cảnh ban đầu mà chính họ đã gật gù ưng ý. Họ thích tự lựa chọn, muốn chính mình làm công việc này, đó cũng là cách khẳng định vai trò của mình trong việc xây dựng ngôi nhà. Thông tin về lĩnh vực này thì rất sẵn và có rất nhiều thứ để tham khảo.
Một kiến trúc sư kể chuyện rằng anh mới đi kiểm tra công trình – là một căn hộ chung cư do anh thiết kế đang hoàn thiện nội thất; tiện thể ghé sang căn hộ bên cạnh tham quan vì bên đó cũng đang thi công. Sau màn chào hỏi giới thiệu chủ nhà bên đó cũng sang căn hộ anh phụ trách để tham quan ngược lại. Chủ nhà hàng xóm cứ thích mê một cái màu anh sử dụng trong nhà, và cầm bảng màu của mình (do hãng sơn cung cấp) so sánh với màu thích kia, và cố tìm cho được màu tương ứng (để lấy mã). Xong rồi về nhà mình, quay lại hỏi nhau rằng: Thế nếu dùng màu này thì sơn ở chỗ nào???
Mỗi người có một ý thích, quan niệm khác nhau về màu sắc, về thẩm mỹ. Nhưng một ngôi nhà, một công trình phải là một thể thống nhất, chứ không phải một bảng màu hỗn độn. Chọn màu nào trong một… rừng màu? Chọn màu, tưởng dễ mà chẳng dễ chút nào!
Mệt với màu sơn nước tường
Mệt là mệt thật, mệt rất nhiều kiểu. Cả chủ nhà, cả kiến trúc sư và cả người bán hàng lẫn thợ đều than thở như vậy. Mỗi người mệt một kiểu riêng. Với kiến trúc sư, màu tường, màu sơn đã phải nghiên cứu trong thiết kế sơ bộ ban đầu. Nhiều khi phương án chưa “chốt” được, phối cảnh chưa hoàn thiện chỉ vì cái màu. Chủ nhà xem bản in, xem 3D trên máy tính, yêu cầu thay đổi màu nọ màu kia xem cho đã mắt. Về cơ bản, màu sơn không ảnh hưởng đến thiết kế công năng và không gian, nên kiến trúc sư và cộng sự thường chiều khách hàng, để cho nhanh qua bước này, chuyển sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công.
Tuy vậy, chủ nhà lại cứ hay nấn ná ở bước này để ngắm nhìn ngôi nhà tương lai của mình. Kiến trúc sư càng chiều khách thì chủ nhà càng đòi hỏi. Kết cục có thể có rất nhiều phương án màu, rồi lại mất công xem xét, so sánh, mang đi hỏi ý kiến người nọ, người kia. Rất… mệt!
Trong nhà thì lại có nhiều thành viên, mỗi người một ý kiến, quan điểm khác nhau. Cũng… rất mệt!
Lại nữa, chuyện… phong thuỷ ngũ hành. Nhiều chủ nhà yêu cầu, đòi hỏi kiến trúc sư phải làm theo đúng màu này màu kia vì lý do trên, mà thực tế về mặt màu sắc, hòa sắc, thẩm mỹ nó rất có vấn đề. Cần phải hiểu màu sắc trên cơ sở ngũ hành có tính tượng trưng và tương đối, chứ không phải cứ thuỷ là màu đen, hoả là màu đỏ, mộc là xanh lá cây…
Chọn màu cho tường là rất mệt. Nhiều người đã than vậy. Nếu ai không tin cứ xoè quạt sơn (palette) mà xem, hoa mắt ngay. Thế nên nhiều nguời có kinh nghiệm bảo rằng: cứ định trước, tưởng tượng trước trong đầu, mở bảng màu ra tìm thấy màu ưng là… “OK” luôn, thật nhanh gọn, chớ có xem nhiều!
Màu sắc trên bảng màu không bao giờ giống như sơn trên thực tế, và thông thường là… xấu hơn và làm các chủ nhà thất vọng. Nhìn một mảng màu in nhỏ bé (trên bảng màu, quạt sơn) khác nhiều với sơn trên diện tường lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chất lượng bề mặt, ánh sáng, các vật liệu khác liên quan. Chính vì vậy nhiều khi sơn lên rồi, ngắm nghía thấy không ưng lại đổi màu. Việc chủ nhà muốn chọn màu sơn cũng là bình thường. Song, chủ nhà chỉ nên đưa ra những ý muốn, nguyện vọng cho người làm chuyên môn; ví dụ như muốn dùng màu chính là màu gì, muốn màu sơn nóng hay lạnh, cho cảm giác nhẹ nhàng hay sống động…; từ đó kiến trúc sư sẽ căn cứ để đưa ra những bảng màu, hoà sắc phù hợp.
Chọn màu sơn tường nhà phù hợp
Khi lựa chọn màu sơn cho nhà ở, nhiều gia chủ vẫn thường băn khoăn giữa việc nên chọn màu sắc phù hợp với mệnh, theo hướng công trình hay theo hướng khí hậu.
Điều đó gây khó khăn cho việc sử dụng sơn màu phù hợp cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, mỗi cách lựa chọn có một ưu điểm riêng, sẽ giúp không gian sống hài hòa, cân bằng ánh sáng và tạo cảm giác dễ chịu cho các thành viên trong gia đình.
1. Chọn màu sắc theo mệnh:
Nhà của người mệnh Kim
Theo quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc có những cách dùng màu sắc dưới đây:
– Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng màu trắng, màu vàng hoặc nặng về màu vàng (Thổ sinh Kim);
– Gia chủ mệnh Thủy dùng màu đen, xanh lam là màu của bản mệnh hay màu trắng theo quy luật Kim sinh Thủy;
– Gia chủ mệnh Thổ nên dùng màu hồng, đỏ (Hỏa sinh Thổ) hoặc màu nâu đất, vàng đất, xám;
– Gia chủ mệnh Hỏa dùng màu xanh (Mộc sinh Hỏa) hoặc màu đỏ, hồng, cam;
– Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng màu xanh, màu đen (Thủy sinh Mộc).
2. Chọn màu theo hướng công trình:
Màu sắc cho nhà hướng Tây
Theo nguyên lý Ngũ hành, màu sắc của mỗi hướng ứng với mỗi hành như sau: Màu trắng thuộc hành Kim (hướng Tây); Màu xanh thuộc hành Mộc (hướng Đông); Màu xanh dương và xám thuộc Thủy (hướng Bắc); Màu đỏ thuộc hành Hỏa (hướng Nam); Màu vàng thuộc hành Thổ (Trung cung).
3. Chọn màu theo hướng khí hậu:
Nhà theo hướng chính Tây, Tây Bắc, thời gian ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà nhiều nhất, ưu điểm là tận dụng được tốt nguồn sáng tự nhiên, tuy nhiên điểm hạn chế là chúng gây cảm giác nóng nực, khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt là vào mùa hè. Bởi vậy nhà hướng này nên nên chọn màu lạnh, trung hòa như xanh da trời, lá cây, trắng, sữa….
Nhà hướng Nam, Đông Nam và Tây Nam là những hướng tốt bởi có nguồn sáng ổn định, đón gió tốt và không khí ấm áp nên có thể phối màu hợp với từng không gian sử dụng hoặc theo sở thích của chủ nhân ngôi nhà.
Màu nóng cho nhà hướng Đông Bắc
Nhà hướng Đông Bắc nên sử dụng màu nóng vì vào mùa đông sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào nhà, gây cảm giác lạnh lẽo, trống trải. Hướng Bắc nhận được ít ánh sáng nên dùng màu sáng sẽ giúp không gian rộng và sáng sủa hơn.
Màu sơn tường “bật mí” gì về bạn?
Bạn có biết, màu sơn phòng cũng nói lên một phần tính cách? Bạn yêu thích gam màu nào: màu nóng, màu lạnh, màu đá quý bí ẩn, hay gam trung tính cổ điển?
Bạn chọn phối màu nhẹ nhàng, ấm cúng
Lựa chọn các gam màu gợi cảm giác ấm áp như vàng, cam, hồng cam, hồng đào, bạn là người hết sức thân thiện và vui vẻ. “Những người thích sử dụng tông màu ấm cho ngôi nhà thường là những người cởi mở và tận tình” – theo Eiseman. Các gam màu ấm tạo cảm giác không gian thu lại hẹp hơn, từ đó khiến bạn cảm thấy ấm cúng hơn.
Sự sáng sủa và rực rỡ của các gam màu nóng cũng gợi lên cảm giác tràn đầy năng lượng, thúc đẩy việc giao tiếp, và kích thích ngon miệng. Tuy nhiên, một nhược điểm mà gam màu ấm có thể mang lại cho căn nhà của bạn là cảm giác bí bách, có phần nóng bức trong mùa hè. Hãy “giảm nhiệt” cho căn phòng bằng cách kết hợp các gam màu lạnh như xám, trắng, xanh xám và đừng sử dụng cùng lúc quá nhiều mảng màu nóng trong cùng một không gian.
“Cách chọn sử dụng màu của chúng ta thường bị tác động bởi môi trường sống xung quanh”, theo Eiseman. Bởi thế, màu phòng ở sẽ nói lên rất nhiều sự thật về bạn. Theo các nghiên cứu, những người thích sử dụng các gam màu lạnh nhẹ nhàng như màu xanh ngọc, tím nhạt, xanh da trời, xanh biển nhạt,… thường có xu hướng là những người điềm tĩnh, ít nói và dịu dàng. Và bởi các gam màu lạnh, trầm thường ít khi tạo cảm giác mãnh liệt hay gây ấn tượng như các màu nóng, chúng dễ khiến người đối diện có cảm giác dịu mắt và hài hòa.
Nếu bạn đặc biệt ưa thích phối màu sơn nước nhà cửa với các sắc độ xanh da trời, bạn có xu hướng muốn biến căn nhà của mình thành một ốc đảo, một trốn nghỉ ngơi thư thái nhất giữa thế giới xô bồ. Bạn còn có vẻ là người hơi hướng nội. Để tránh cho gam màu xanh gây nên cảm giác lạnh lẽo, hãy cân bằng với chút màu vàng, cảm, nâu, đỏ trên nội thất và các món đồ trang trí.
Bạn luôn bị thu hút bởi màu của các loại đá quý
Những màu sắc gợi lên cảm giác xa hoa như thể chúng được mang về từ thảm đỏ Hollywood, với các sắc độ gắn liền với các loại đá quý: hồng ngọc, đá mắt mèo, saphia, ngọc lục bảo. Nếu chọn chúng, bạn cho thấy mình là người sống hướng ngoại, tự tin, và rất sáng tạo. “Những người chọn tông màu đá quý cho căn nhà thường muốn tìm tới niềm cảm hứng khơi gợi từ không gian sống và luôn khao khát những ý tưởng mới mẻ thú vị” – theo nhà thiết kế Ashcraft.
Cách phối màu sáng tạo này còn tỏ ra rất hữu hiệu trong việc che đi các khuyết điểm của căn phòng: chúng khiến một không gian chẳng có gì đặc biệt về thiết kế trở nên huyền bí, quyến rũ, thu hẹp khoảng không quá rộng và tạo vẻ ấm cúng vừa đủ cho những căn phòng hẹp.
Nếu bạn sơn màu xanh navy đậm (màu đá sapphire) cho gian phòng tắm nhỏ hẹp, nó sẽ khiến căn phòng trông tối tăm, chật chội. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp ở những không gian rộng hơn và với các gam màu sáng tạo điểm nhấn, bạn sẽ tạo được hiệu ứng mong muốn. Màu đá quý phối rất ăn ý với các gam màu trung tính và những màu có cùng độ đậm nhạt với nó. Nếu bạn yêu thích nhưng chưa dám chọn gam màu này cho căn nhà, hãy bắt đầu với những khoảng không gian bạn ít dùng tới hơn cả, chẳng hạn hành lang, phòng đọc sách, phòng ăn.
Bạn ưa thích gam màu trung tính
Màu xám, trắng, màu xi măng, nâu, be, ngà mang tới cho ngôi nhà của bạn vẻ ngoài cổ điển và có phần khô khan. Nếu những gam màu này thu hút bạn, bạn có vẻ là người khá góc cạnh, sống thực tế, và không mặn mà gì với chuyện sửa sang nhà cửa thường xuyên bởi bạn cảm thấy quá mệt mỏi với các mảng màu. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể là người dùng tinh tế, muốn thể hiện cá tính và làm nổi bật màu sắc sặc sỡ của vật dụng và đồ trang trí trong nhà.
Trong trường hợp đúng là bạn không lấy gì làm thích thú với việc sử dụng màu sắc, bạn vẫn có thế cân bằng và tránh được cảm giác nhàm chán, lạnh lẽo, có phần tang tóc cho ngôi nhà bằng cách kết hợp khéo léo các mảng màu sáng tối và các vật liệu có bề mặt tương phản, chẳng hạn rèm voan với tường sơn nhẵn, gối nỉ sần, lọ hoa thủy tinh họa tiết nổi, gương treo tường,… Sự tương phản hài hòa này sẽ khiến căn nhà trông không đơn điệu.
Với những chia sẻ trên, hy vọng chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn lựa chọn được những tấm thảm trải sàn phù hợp với thiết kế nội thất, vị trí cũng như sở thích của mình để có được một không gian nhà hoàn hảo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét